TDS là gì? Ý nghĩa của TDS trong nguồn nước

20-05-2023

TDS (Total Dissolved Solids), tạm dịch là Tổng lựng chất rắn hòa tan, là một chỉ số đo lường hàm lượng lượng kết hợp của tất cả các chất vô cơ và chất hữu cơ chứa trong chất lỏng dạng phân tử, ion hóa hoặc vi hạt, bao gồm kim loại nặng. Các chất rắn này có kích thước đủ nhỏ để đi qua một bộ lọc với những lỗ cỡ 2 micromet.

TDS có từ đâu 

Nguồn chính của TDS là từ nước thải gia đình và nông nghiệp, nước thải công nghiệp  và các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, các khu vực ô nhiễm đất, vùng giàu đất sét. Thành phần chính thường có canxi, magiê, natri và kali, arbonate, bicarbonate, clorua, sunfat. Chúng có thể là cation, anion, phân tử miễn là một hạt nhỏ kích thước micro.

Ý nghĩa của chỉ số TDS

Do trong thành phần chứa muối vô cơ, chất hữu cơ và cả kim loại nặng nên nếu sử dụng nước có hàm lượng TDS cao trong thời gian dài thì chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư.

Mối quan hệ giữa TDS và tinh khiết

TDS được dùng là một chỉ số để xác định xem nguồn nước có sạch hay không? Được biểu thị dưới dạng hàm số mi/L hoặc là ppm (phần triệu).  Tại Việt Nam, Việt Nam thì tiêu chuẩn TDS trong nước tinh khiết, dùng cho ăn uống không lớn hơn 500mg/l. Và tiêu chuẩn TDS trong nước sinh hoạt, không lớn hơn 1000mg/l. TDS càng nhỏ thì nước càng tinh khiết.

Tuy nhiên chỉ số TDS nhỏ chưa chắc đã tốt. Nước khi qua màng lọc RO thường có chỉ số rất nhỏ (thường dưới 10), chứng tỏ độ tinh khiết cao. Điều đó cũng có nghĩa là kể cả các khoảng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể cũng đã bị giữ lại.

Cách kiểm tra TDS

Để kiểm tra chỉ số TDS trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, có thể dùng bút TDS và đo mẫu nước, sau đó đối chiếu với bảng kết quả dưới đây:

Bảng kết quả đối chiếu xử lý TDS

Xử lý nước có TDS cao

Khi chỉ số TDS trong nước cao cần tiếp tục phân tích mẫu nước để xác định các thành phần chính, từ đó đối chiếu với yêu của của nguồn nước trong ứng dụng thực tế mà có các biện pháp xử lý, tăng giảm TDS phù hợp.