Sự khác biệt giữa nước tinh khiết và nước khoáng
Nếu đễ ý kỹ, bạn sẽ thấy các nhà sản xuất nước uống, nước đóng chai hay đóng bình hiện nay thường có các sản phẩm nước tinh khiết hoặc nước khoáng. Nhiều người vẫn lầm tưởng chúng đều là một với mục đích nước sạch để uống. Trên thực tế, hai loại nước này có tính chất khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng.
Nước tinh khiết, đúng như cái tên của nó, chỉ chưa duy nhất nước, hợp chất hóa học của Hydro và Oxy mà không bị pha lẫn bất cứ thành phần nào khác.
Còn nước khoáng là nước tích tụ sâu trong lòng đất, cùng với thời gian, lắng đọng và chảy qua nhiều địa tầng và giàu khoáng chất.
Sự khác biệt giữa nước tinh khiết và nước khoáng
Nguồn gốc
Để sản xuất nước khoáng, trước hết phải tìm được nguồn nước khoáng tự nhiên, sau đó phải đảm bảo các kỹ thuật vô trùng mà không được làm ảnh hưởng tới thành phần trong nước.
Nguồn gốc nước khoáng
Trong điều kiện thực tế không tồn tại nước tinh khiết mà chỉ có thể thu được nước chưng cất (độ tinh khiết cao nhất) thông qua các biện pháp xử lý khử ion hay thẩm thấu ngược (RO) …
Về cơ bản, nước tinh khiết hiện nay được cung cấp trên thị trường có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như nước mặt, nước giếng hay nước sinh hoạt sau đó lọc sạch cặn bẩn, tạp chất và tiệt trùng.
Nước tinh khiết sẽ được bổ sung chất khoáng trong máy lọc nước RO SHC
Thành phần
Nước tinh khiết chỉ chứa nước, không có bất cứ tạp chất nào khác.
Nước khoáng chứa nhiều khoáng chất.
Công dụng
Nước tinh khiết hay nước cất thường được sử dụng trong y tế. Trong cuộc sống hàng ngày nó chỉ có công dụng giải khát. Tuy nhiên nếu sử dụng nước tinh khiết lâu dài thì cơ thể con người sẽ bị thiếu hụt các vi chất và chất khoáng
Nước khoáng do chứa nhiều khoáng chất tự nhiên nên rất có lợi cho cơ thể như phòng ngừa bệnh tật, làm đẹp. Tuy nhiên cũng không được làm dụng và cũng không thay thế được nước tinh khiết, đặc biệt là trẻ nhỏ.